Giải đáp các vấn đề liên quan đến vắt – hút sữa mẹ

Rất nhiều bà mẹ trẻ lần đầu có em bé luôn cảm thấy bối rối khi lựa chọn giải pháp cho con bú. Nên cho bé ti mẹ trực tiếp hay thực hiện kích hút sữa cho con, sữa mẹ để được bao lâu sau khi hút và làm thế nào để hút được nhiều sữa cho bé. Bài viết sau đây sẽ một phần giải đáp những thắc mắc này.

1. Có nên vắt hút sữa cho con bú?

Mỗi phương pháp cho con bú đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào cơ địa, hoàn cảnh, môi trường mà các mẹ cần lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất, không những cho bé được hưởng dòng sữa tươi ngon dồi dào mà còn đảm bảo việc bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho mẹ.

 

vắt hút sữa cho con bú
Có nên vắt sữa, hút sữa cho con bú?

Ưu điểm của việc vắt hút sữa:

Một số những điểm nổi bật thuận lợi và dễ dàng cho mẹ khi sử dụng phương pháp vắt hút sữa và cho bé ti bằng bình như:

  • Mẹ định lượng được lượng sữa cho bé ti, từ đó thuận lợi cho việc rèn luyện con ăn theo cữ và có giờ giấc hơn
  • Con ti bằng bình nên mẹ có thể nhờ người thân giúp đỡ mỗi khi có việc cần ra ngoài
  • Nhiều mẹ đầu ti bị ngắn, thụt vào trong hoặc quá to khiến bé không thể bú được thì sử dụng phương pháp này sẽ thuận lợi hơn
  • Khi quay trở lại công việc, mẹ sẽ không phải vất vả luyện bé ti bình vì bé đã hợp tác từ trước.
  • Cơ thể mẹ sản sinh nhiều sữa hơn khi ngực đã được hút hết sữa.

Nhược điểm của việc vắt hút sữa:

Bên cạnh những ưu điểm thì việc vắt hút sữa cũng có nhiều những nhược điểm. Nếu người mẹ hoàn toàn có thể cho bé ti trực tiếp thì nên cân nhắc cẩn thận trong việc lựa chon phương pháp cho con bú.

  • Mẹ tốn nhiều thời gian cho việc vắt hút sữa, rửa và tiệt trùng bình
  • Ảnh hưởng đến chế độ nghỉ ngơi của mẹ, vì việc vắt sữa phải diễn ra đều đặn và thường xuyên, kể cả ban đêm.
  • Cần bảo quản, hâm và rã đông sữa đúng cách
  • Khi cơ thể đã quen với nhịp vắt hút sữa, đến giờ mà mẹ bận chưa hút được sẽ gây đau nhức và căng tức ở ngực vì sữa về.
  • Đầu tư để mua máy hút sữa tốt, túi trữ và bình hâm sữa

 

Vắt hút sữa gây mệt mỏi và mất thời gian
Vắt hút sữa gây mệt mỏi và mất thời gian

2. Có nên vắt sữa ra bình cho bé bú?

Việc cho con sử dụng sữa mẹ mang lại cho bé vô cùng nhiều những lợi ích dinh dưỡng. Cho con bú mẹ trực tiếp hay sử dụng bình đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, các mẹ nên cân nhắc lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ nên cố gắng kết hợp cả hai phương pháp này bởi vì nó sẽ tận dụng tối ưu những điểm tích cực cho cả mẹ và bé. Khi bé song song vừa ti mẹ lại vừa ti bình, sẽ có những lợi ích sau:

  • Mẹ luôn trong tư thế chủ động:  Khi có việc cần ra ngoài, mẹ có thể nhờ người nhà giúp đỡ và chăm sóc bé.
  • Bé được hưởng sự tươi ngon nhất của sữa và mẹ biết được lượng ăn của bé: Bé được bú mẹ trực tiếp sẽ được hưởng sự thơm mát nhất của sữa, và khi kết hợp ti bình thì mẹ cũng biết bé ăn được lượng sữa ra sao.
  • Hai mẹ con sẽ không vất vả khi mẹ đi làm: Khi trở lại công việc, mẹ sẽ rất nhàn bởi vì bé đã quen ti bình từ trước.
  • Bé sẽ học được tính tự lập: Việc cho bé ti bình cũng sẽ giúp bé tự lập hơn và không quá bám mẹ, vì thế mẹ sẽ đỡ vất vả hơn

 

nên vắt sữa ra bình co bé bú
Mẹ nên kết hợp giữ việc cho bé bú bình và ti trực tiếp

3. Có nên vắt sữa trước khi cho bé bú?

Trước khi cho bé bú các mẹ nên vắt sữa ra bình trước vì phương pháp này mang lại rất nhiều những ích lợi cho cả hai mẹ con như:

  • Giúp mẹ sản sinh ra nhiều sữa hơn: Mẹ vắt hút sữa đều đằn theo cữ, hay vắt sữa trước khi cho con bú giúp cơ thể tiết nhiều lượng sữa hơn.
  • Cải thiện tình trạng núm ti dẹt hoặc to quá mức: Đối với nhiều mẹ, đặc biệt các mẹ sinh con lần đầu thì núm ti thường không thuận lợi cho bé sử dụng vì dẹt hay to.
  • Giúp bé lên cân tốt hơn: Lượng đạm và nhiều loại vitamin khác đa phần là nằm trong sữa cuối. Vì thế, khi mẹ hút sữa ra trước rồi mới cho con bú giúp bé được hưởng nguồn dinh dưỡng tốt hơn và vì thế cũng cải thiện cân nặng cho bé.
  • Cải thiện tình trạng bị sặc, trớ hay sợ ti mẹ của các bé: Với các mẹ nhiều sữa, nếu cho bé ti ngay sẽ khiến bé dễ bị sặc trớ và từ chối ti mẹ vì lượng sữa ra quá nhiều. Hút sữa ra trước rồi cho bé bú sẽ giúp bé tránh được tình trạng này.

4. Sữa mẹ vắt – hút ra ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ bởi trong sữa mẹ có chứa đầy đủ protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Bên cạnh đó, sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng khả năng miễn dịch cho bé. Tuy nhiên tùy vào nhiệt độ tủ lạnh, cách bảo quản mà sữa mẹ có thể sử đụng được như sau

  • Nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): sữa mẹ chỉ dùng được trong vòng một giờ đồng hồ
  • Nhiệt độ phòng điều hòa (nhỏ hơn 16 độ C): thời gian tối đa là sau giờ cho sữa mẹ
  • Ngăn mát của tủ lạnh: tối đa 48 giờ
  • Ngăn đá của tủ lạnh: sữa mẹ bảo quản được từ 4-6 tháng
  • Trữ đông tại tủ chuyên dụng: từ 6-12 tháng là thời gian tối đa khi sữa mẹ được bảo quản ở đây.

 

sữa mẹ vắt hút ra ngoài để được bao lâu tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường
Sữa mẹ vắt hút ra ngoài để được bao lâu tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường

5. Mách mẹ cách vắt hút sữa bằng tay và bằng máy đúng cách

Việc vắt hút sữa đúng cách cần sự cố gắng và học hỏi, vì thế các mẹ cũng không nên nản chí khi thực hiện. Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ vắt hút sữa tốt hơn bằng tay và bằng máy

Vắt – hút sữa bằng tay

  • Mẹ cần nắm được kĩ thuật massage vê quầng vú đầu ti, kích thích phản xạ xuống sữa
  • Thường xuyên hút vắt sữa

Vắt – hút sữa bằng máy

  • Luôn tạo phản xạ xuống sữa trước và trong quá trình hút sữa
  • Nếu máy hút sữa có chế độ massage thì mẹ nên tận dụng chế độ này và bỏ qua thao tác massage quầng vú bằng tay
  • Tăng lực hút dần dần đến lực hút mạnh, không nên sử dụng chế độ hút mạnh từ đầu dễ dẫn đến tổn thương đầu ti.

Rate this post
Để lại ngay số điện thoại để được tư vấn

    Hotline tư vấn sản phẩm nhà thuốc thu ngan

    Bài viết liên quan