Sức đề kháng của trẻ kém, tại mẹ hay tại ai?

Miễn dịch là vũ khí lợi hại nhất mà cơ thể dùng để chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn lẫn virus. Tuy nhiên, không ít mẹ đang vô tình làm suy yếu hệ miễn dịch của con do chăm sóc sai cách. 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 sai lầm thường gặp làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ:

Không cho con bú sữa mẹ

Lý do giữ dáng hoặc quan niệm sữa mẹ không giàu chất dinh dưỡng như sữa công thức, khiến nhiều mẹ sớm cắt nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dưỡng chất với tỷ lệ cân đối, phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Ngoài ra, còn giàu kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng, không loại sữa công thức nào có thể thay thế được.

Lạm dụng kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.

Vì không trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, nên cứ hễ thấy con ho hoặc sổ mũi, cha mẹ lại vội vàng mua kháng sinh cho bé uống. Nỗi sợ không dùng kháng sinh, bệnh nặng hơn, khiến phụ huynh cho rằng uống sớm còn hơn không.

Song trên thực tế, khoa học đã chứng minh trẻ càng dùng kháng sinh thường xuyên, càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm đường hô hấp. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, càng không có cơ hội “trưởng thành” khi lạm dụng kháng sinh. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tẩm bổ quá mức

Chuẩn bị thực đơn giàu dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, là thói quen các mẹ vẫn làm hàng ngày. Hậu quả là tỷ lệ trẻ béo phì từ tuổi mầm non, học đường đã tăng nhanh chóng mặt trong những năm qua. Không chỉ trẻ suy dinh dưỡng, mà những bé thừa cân, béo phì cũng có hệ miễn dịch kém phát triển hơn so với nhóm có chỉ số cơ thể bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần cân bằng các thành phần đường, đạm, mỡ để tránh dư thừa năng lượng mức cao.

Trẻ béo phì thường có sức đề kháng kém hơn trẻ có cân nặng bình thường

Nhốt trẻ ở trong nhà

Vì sợ con ra ngoài tiếp xúc với nhiều mầm bệnh, sợ nắng, gió, nóng, lạnh…, nên nhiều ông bà đến cha mẹ chỉ muốn giữ trẻ khư khư trong nhà kín. Điều này khiến trẻ ngày trở nên yếu ớt, dễ ốm khi thay đổi môi trường sống hoặc thời tiết.

Cho con vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày mang lại lợi ích không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp lượng vitamin D cần thiết để phát triển chiều cao, tăng cường miễn dịch.

Không bổ sung vitamin C cho con

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – TK. Khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 2 cho biết: “Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ dùng vitamin C khi trẻ bị bệnh. Đây là thiếu sót vì vitamin C không chỉ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh mà còn có vai trò rất quan trọng cho việc tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bé phòng bệnh hiệu quả. Nếu được bổ sung vitamin C hằng ngày trung bình 70 – 100mg , trẻ sẽ tự miễn nhiễm với các bệnh thông thường như cảm, ho, sốt và các bệnh nhiễm trùng”.

Nên bổ sung thêm vitamin C hàng ngày cho trẻ

Ngoài ra, cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin C mà chỉ hấp thụ qua thức ăn, hoặc uống bổ sung từ các chế phẩm vitamin C. Tuy nhiên, cũng theo sác sĩ Thu Hậu, vitamin C tự nhiên trong các loại rau quả rất dễ thất thoát trong quá trình nấu nướng. Tổ chức an toàn thực phẩm của Pháp (AFSSA) đã nghiên cứu: vitamin C tự nhiên và vitamin C tổng hợp có thành phần hóa học hoàn toàn tương đồng. Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 80 người cũng chứng tỏ cơ thể người hấp thu hai loại vitamin C này hiệu quả như nhau. Hãy bổ sung cho bé 70- 100mg hàng ngày từ thực phẩm và các chế phẩm si- rô vitamin C giúp bé phòng bệnh mẹ nhé!

>> Xem thêm: Sản phẩm giúp trẻ ăn ngon, tăng sức đề kháng, phòng ốm vặt TẠI ĐÂY

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại ngay số điện thoại để được tư vấn

    Hotline tư vấn sản phẩm nhà thuốc thu ngan

    Bài viết liên quan